Cách đòi lại tiền khi chuyển nhầm vào khoản người khác như thế nào?

admin 20

Điều mà nhiều người băn khoăn nhất là khi chuyển nhầm tài khoản có lấy lại được tiền không? Người nhận được số tiền nhầm đó có tiêu và chiếm đoạt của mình được không? Câu trả lời là nếu như bạn chuyển nhầm mà không nhằm mục đích lừa đảo, đúng với các thông tin cá nhân thì có thể lấy lại được tiền Trên thực tế có không ít trường hợp chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác, một số biết nguyên nhân, số còn lại không hiểu tại sao lại xảy ra sự việc đó. Dưới đây sẽ đưa ra một vài nguyên nhân điển hình thường gặp như: Chuyển khoản sai tên người nhận; Chuyển sai số tài khoản; Chuyển sai ngân hàng; Chuyển nhầm nhiều hơn số tiền cần gửi. Vậy làm cách nào để lấy lại tiền đã gửi nhầm và người nhận nhầm số tiền cần gửi thì làm cách nào để trả? Dưới đây sẽ phân tích rõ hơn cho quý khách hàng nắm được.

 

1. Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản?

Nếu gặp trường hợp trên bạn đừng lo lắng bởi vì Ngân hàng Nhà nước và Luật đã quy định rõ ràng về quy trinh xử lý các trường hợp chuyển tiền nhầm vào tài khoản người khác cụ thể tại  các điều 32, 33, 34 Thông tư 37/2016/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia. Khách hàng làm theo hướng dẫn dưới đây để có thể lấy lại số tiền nhanh nhất:

Trường hợp bạn chuyển tiền nhầm cùng một ngân hàng thì bước đầu tiên bạn liên hệ ngay với ngân hàng và thông báo cho họ biết sự cố của bạn việc chuyển nhầm tiền. Khách hàng có thể đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng của mình để làm giấy đề nghị hỗ trợ xem xét, rà soát giao dịch chuyển nhầm theo quy định

– Sau đó cung cấp thông tin giao dịch chuyển tiền nhầm cho ngân hàng và cung cấp các giấy tờ như: Chứng minh thư nhân dân, thẻ ngân hàng, chứng từ như hóa đơn chuyển tiền, thời gian chuyển tiền, số tài khoản và nội dung chuyển tiền để ngân hàng rà soát, kiểm tra lại giao dịch của khách hàng

– Sau khi hiểu được tình hình của khách hàng, ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện các phương án theo quy định của pháp luật bằng cách dựa vào những thông tin khách hàng cung cấp để kiểm tra và rà soát giao dịch

– Ngân hàng sẽ tiến hành xử lý trường hợp của bạn bằng cách báo cho chủ số tài khoản nhận nhầm tiền đó biết về việc bạn chuyển tiền nhầm, tiếp theo đó ngân hàng có thể tiến hành phong tỏa tài khoản của chủ tài khoản bị chuyển nhầm và chuyển trả lại số tiền đó nếu như trong tài khoản của người đó còn tiền trên cơ sở lệnh yêu cầu hờn trả lệnh Thanh toán. Trường hợp tài khoản người đó không đủ tiền do người đó đã rút với mục đích nào đó thì ngân hàng nơi bạn chuyển tiền nhầm đó sẽ yêu cầu người nhận tiền này nộp tiền vào tài khoản để thực hiện lệnh yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán, chuyển lại tiền cho Ngân hàng nơi bạn chuyển tiền đi. Thậm chí có nhiều trường hợp bên chủ tài khoản nhận nhầm tiền của bạn không còn đủ tiền để thanh toán lại cho ngân hàng hoặc trường hợp không thể liên lạc được có thể thực hiện theo hướng sau đây

+ Sau khi biết được thông tin của người nhận số tiền nhầm đó, bạn thử liên hệ thương lượng và thuyết phục họ trả lại số tiền đã bị chuyển nhầm đó.Hoặc có thể liên lạc với địa phương hay thông báo qua ngân hàng khi không thể liên lạc được với họ

+ Nếu tiến hành liên lạc được nhưng thương lượng không thành thì chủ tài khoản chuyển nhầm có thể tình báo với cơ quan công an hoặc khởi kiện ra tòa hoặc có thể dùng cả hai cách này. Tuy nhiên những cách này đều mất rất nhiều thời gian, chi phí, thậm chí kết quả sẽ không được như bạn mong muốn. Nên bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng những cách này

Trường hợp bạn chuyển nhầm tiền khách ngân hàng thì ngân hàng của bạn sẽ liên lạc với ngân hàng bên chủ tài khoản nhận nhầm tiền kia để yêu cầu hỗ trợ với chủ tài khoản và thực hiện các bước như trên để giúp khách hàng nhận lại tiền.

Nhiều người hỏi mất bao lâu thì lấy lại được tiền chuyển nhầm thì cũng tùy vào việc liên hệ, kết nối với người nhận chuyển nhầm mà thời gian bạn lấy tiền chuyển nhầm nhanh hay chậm. Với các trường hợp chuyển tiền nhầm vào tài khoản mà người nhận thiện chí chuyển tiền lại thì sẽ mất khoản 5 đến 7 ngày chủ tài khoản có thể nhận lại tiền của mình, ngược lại nếu chủ tài khoản không thiện trí trả mà cố tình chiếm đoạt thì chủ tài khoản chuyển nhầm buộc phải đưa vụ việc ra giải quyết tại tòa án ước tính phải mất vài tháng để có thể nhận lại tiền. Với các trường hợp chuyển sai tên, sai số tài khoản thì cũng mất khoảng 7 ngày làm việc để ngân hàng rà soát giao dịch và chuyển trả lại tiền cho chủ tài khoản.

 

2. Người nhận tiền chuyển khoản nhầm nên làm gì để trả lại chủ tài khoản chuyển nhầm đó?

Khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm, người nhận cần lưu ý không sử dụng số tiền chuyển khoản nhầm đó vào việc cá nhân và phải làm việc ngay với ngân hàng để trả lại tiền cho người chuyển nhầm, tuyệt đối không chuyển lại tiền cho người lại khi không có bên thứ ba làm chứng. Bởi lẽ trên thực tế có rất nhiều người cố tình chuyển nhầm tiền sau đó yêu cầu bên nhận số tiền chuyển nhầm đó chuyển khoản lại bằng cách nhấp vào link chuyển khoản sau đó đã mất toàn bộ số tiền trong tài khoản. Để tránh tình trạng đó, người nhận nhầm tiền hãy liên hệ ngay với ngân hàng để thông báo về việc nhận tiền chuyển nhầm hoặc đợi đại diện ngân hàng liên hệ làm việc.

Khi nhận số lạ gọi đến phải kiểm tra rõ xem có phải điện thoại từ ngân hàng hay không, để chắc chắn hơn, chủ tài khoản vẫn nên đến ngân hàng làm việc trực tiếp để yêu cầu ngân hàng liên hệ với bên chuyển nhầm để có thể thu hồi tiền trả lại cho họ.

 

3. Có được phép sử dụng, chiếm đoạt tiền chuyển nhầm vào tài khoản mình không?

Theo quy định của pháp luật, nếu nhận được số tiền không rõ nguồn gốc thì người nhận phải có nghĩa vụ hoàn trả lại người chuyển khoản nhầm căn cứ tại Điều 579 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định

Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó, nếu không tìn được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điều 236 của Bộ luật này.

2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiết hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Khi một bên nhận nhầm số tiền chuyển khoản tức là người này không có căn cứ pháp luật nào qua như việc không được tặng cho hay thừa kế… mà vẫn chiếm hữu tức đây là việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật theo Khoản 2 Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015 ” Việc chiểm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật”. Chính vì vậy người nhận tiền nhầm đó phải thực hiện hoàn trả như quy định ở trên.

Trường hợp cố tình chiếm giữ trái phép hoặc sử dụng trái phép thì tùy mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. nếu gâ ra thiệt hại thì còn phải thực hiện bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó.

– Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính: Căn cứ tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn. cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định xử phạt từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác và áp dụng biện pháp khắc phụ hậu quả là trả lại tài sản bị chiểm giữ trái phép đó

– Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự: Căn cứ tại Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 2015 nếu số tiền chiếm giữ trên 10.000.000 đồng, người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản, cụ thể:

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không gioa nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản giá trị từ 10.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng , di vật là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quan lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữu tài sản giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, nếu sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp, hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu người nhận nhầm hoàn trả lại số tiền nhưng người vi phạm cố tình không trả lại mà số tiền chiếm giữ từ 10.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt cao nhất là 05 năm tù còn nếu vì động cơ vụ lợi mà có hành vi sử sụng trái phép tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 177 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2014 với mức hình phạt cao nhất là 07 năm tù.

Chủ tài khoản nhận được số tiền chuyển nhầm đó buộc phải hoàn trả lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho bên thiệt hại theo quy định của pháp luật.

 

4. Một số lưu ý khi chuyển khoản tránh bị nhầm lẫn?

Việc chuyển tiền qua tài khoản banking mang lạị thuận tiện và được ưa chuộng bởi khách hàng tuy nhiên cũng không thể phủ nhận mọi rủi ro nó mang lại điển hiền như việc chuyển tiền nhầm qua tài khoản, sai tên người thụ hưởng gây ra nhiều rắc rối, lo lắng và thiệt hại cho khách hàng. Vậy để tránh được những rủi ro đó, khách hàng nên biết một vài lưu ý như sau:

– Trước khi chuyển khoản cho một ai đó cần báo trước với họ và xin số tài khoản đúng, tên đúng chính xác nhất. Trong quá tình nhập số tài khoản để thực hiện giao dịch chuyển khoản bạn nên cẩn trọng rà soát lại từng số nếu bạn đã chọn đúng ngân hàng thì có lẽ tên người thụ hưởng sẽ hiện ngay bên dưới số tài khoản nhưng một số tài khoản không hiện ngay tên người thụ hưởng thì bạn nên để ý kỹ tên ngân hàng vì nhiều ngân hàng logo giống nhau có thể gây nhầm lẫn cho bạn.

– Nếu chưa chắc chắn thì bạn có thể chuyển một số tiền nhỏ trước để kiểm tra bên kia đã nhận được tiền chưa sau đó sẽ chuyển nốt số tiền còn lại.

– Ngoài ra, bạn có thể lưu danh sách thụ hưởng trên tài khoản ngân hàng trực tuyến sau mỗi lần chuyển để đỡ mất thời gian hoặc gặp rủi ro tỏng những lần chuyển khoản tiếp. Những lần sau bạn chỉ cần ấn vào cái tên đó là hiện ra cả ngân hàng và số tài khoản của người đó.

Như vậy nếu không may bạn gặp rủi ro trong việc sử dụng Internet banking đặc biệt là việc chuyển khoản nhầm thì không phải lo lắng, hãy bình tĩnh giải quyết theo tình tự mà Minh Khuê đã đưa ra trong bài viết trên. Chúc các bạn thành công!

Bài viết liên quan

Bình luận

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận